DI TÍCH LỊCH SỬ ĐÌNH TÂN THÀNH, THÔN TÂN THÀNH, XÃ HỒNG TIẾN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
Ngày 21/08/2023

Đình Tân Thành hiện nay tọa lạc tại thôn Tân Thành, xã Hồng Tiến, số thửa 263, diện tích 1216.3m2, thuộc tờ bản đồ số 22, địa chính xã Hồng Tiến, loại đất TIN ( Đất tín ngưỡng) Phía Đông giáp thửa: TSC 258/230 Phía Tây giáp đường giao thông thôn Phía Nam giáp thửa TSN 264/662.4 Phía Bắc giáp đường giao thông thôn

 

Phân loại di tích

Căn cứ vào luật Di sản văn hóa đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2001 và Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Di sản năm 2009.

Căn cứ vào Nghị định 98/2010/NĐCP của Chính phủ ban hành ngày 21/09/2010

Căn cứ thông tư 09/2011-BVHTT&DL của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung khoa học để xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Căn cứ kết quả khảo sát, nghiên cứu xác định Đình Tân Thành, thôn Tân Thành, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương thuộc loại hình Di tích lịch sử ( Lưu niệm sự kiện lịch sử cách mạng kháng chiến )

 Lịch sử xây dự tu bổ di tích

Căn cứ vào sắc phong, tài liệu ghi chép lại tại Đình cùng với lời kể của các bậc cao niên cho biết đình Tân Thành được xây dựng vào đầu thời Nguyễn. Tới tháng 8 năm Canh Ngọ ( 1870) dân làng đóng góp xây dựng lại ngôi đình trên nền móng cũ với 3 gian bái đường và 3 gian hậu cung.

Năm 1980, nhân dân xây dựng 3 gian bái đường và tu sửa lại hậu cung. Từ đó tới nay đình trại qua nhiều lần tu sửa nhỏ. Mỗi lần tu sửa đều có ghi chép lại để làm cơ sở cho thế hệ sau hiểu ro quá trình xây dựng, phát triển của đình làng.

 Khảo sát di tích

Đình Tân Thành hiện nay tọa lạc trên một khu đất rộng, ngay sát con đường quốc lộ 37B, số thửa TIN 263/1216.3m2, thuộc tờ bản đồ số 22, địa chính xã Hồng Tiến.

Đình Tân Thành được xây theo kiến trúc chữ Đinh, gồm 03 gian Tiền tế và 03 gian hậu cung. Phía trước có sân và ao rộng, trồng nhiều cây xanh tạo không gian xanh mát cho ngôi đình

Tòa Tiền tế: Gồm 03 gian, có kích thước dài 9,1m; rộng 5m; cao 4,6m với tổng diện tích 45,5m2

Ngoại thất tiền tế xây theo kiểu hồi văn ba đấu, mai chảy, lợp ngói mũi. Phí trước có hiên đổ mái bằng, bờ mái hiên trang trí đề tài lưỡng long chầu nhật, hai đầu dắp hai con nghê đang hướng về đình. Các trụ hiên xây gạch, soi chỉ đắp nổi các câu đối chữ Hán có nội dung ca ngợi công lao của các vị thần, phía trong hai đầu hiên đặt hai tượng võ tướng.

Tòa tiền tế mở 3 cửa, mỗi cửa 2 cánh, kiểu lắp bản lề

Nội thất tiền tế xây theo kiểu cuốn vòm

Bài trí thờ tự:

Chính giữa tòa tiền tế không đặt ban thờ mà chỉ để bộ bát biểu tương xứng với nhau ở 2 bên, phí trên theo bức hoành phi với bốn chữ hán lớn “ Thượng đẳng nam từ”

Hai gian hồi Tiền tế xây hai củng thờ. Củng bên phải đặt ban thờ 15 vị tiên công của 15 dòng họ trong thôn Tân Thành, củng bên trái đặt bn thờ các vị liệt sỹ của làng Khả Cảnh.

Hậu cung: Gôm 03 gian, có kích thước dài 4,8m; rộng 3,6m; cao 3m. Tổng diện tích 17,2m2. Ngoại thất xây theo kiểu hồi văn bít đốc, mái chảy, lợp ngói mũi. Nội thất xây gạch, kiểu cuốn vòm, gồm 2 bộ vì xây bằng gạch kiểu ván mê để ngăn cách các gian.

Bài trí thờ tự:

Gian thứ nhất hậu cung đặt một kiệu long đình lớn ( được làm mô phỏng theo long đình cũ ) để thuận tiện trong việc ổ chức lễ hội. Trong long đình đặt một bát hương lớn thờ công đồng.

Gian thứ hai hậu cung đặt một kiệu long đình có niên đại thời Nguyễn với nhiều mảng chạm tinh xảo. Phia trong long đình đặt bát hương và sắc phong đời vua Duy Tân thứ 3 phong cho các vị thần.

Gian trong cùng hậu cung đặt ban thờ ba vị thần. Ban thờ xây kiểu giật cấp. Cấp trên cùng đặt ngai thờ, bài vị, mũ thờ vị thần, hai cấp dưới đặt bát hương,bộ tam sự, đài thờ, lộc bình cùng một số đồ thờ tự khá.

Các đồ thờ tự trong đình Tân Thành đuêù được bài trí trang nghiêm, hợp lý.

 

 

Tin liên quan